Đã bao giờ bạn cảm thấy chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng và đi đứng không vững chưa? Đó có thể là triệu chứng rối loạn tiền đình – bệnh lý liên quan đến khả năng kiểm soát cân bằng cơ thể. Để hiểu rõ hơn tiền đình có nguy hiểm không và nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là trạng thái cho thấy hệ thống cân bằng cơ thể bị rối loạn. Trạng thái này thường gây ra cảm giác mất kiểm soát thăng bằng, đi kèm với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí có thể gây nôn mửa.
Thứ điều khiển hệ thống tiền đình giữ cân bằng cho cơ thể là dây thần kinh số 8. Dây thần kinh số 8 bao gồm 2 phần với 2 chức năng khác nhau:
- Thần kinh ốc tai: chức năng thính giác
- Thần kinh tiền đình: chức năng kiểm soát thăng bằng
Ngoài ra, tiền đình có thể đến từ tình trạng tắc nghẽn mạch máu não hoặc thiếu máu, khiến cho cơ thể chậm tiếp nhận thông tin từ não bộ.
2. 5 triệu chứng rối loạn tiền đình bạn cần lưu ý
Để giảm thiểu nguy cơ bệnh tiền đình trở nên tồi tệ hơn, bạn hãy lưu ý các triệu chứng rối loạn tiền đình phổ biến sau đây:
2.1 Chóng mặt
Không chỉ chóng mặt, bệnh nhân bị tiền đình còn có một số biểu hiện như:
- Không đau đầu nhưng đầu có cảm giác nặng nề, bị đè bẹp.
- Các triệu chứng tiền đình có thể xuất hiện khi đứng yên hoặc khi di chuyển.
- Chóng mặt đột ngột, không đi vững và khó giữ thăng bằng.
- Cảm thấy như thể bạn đang bị kéo theo một hướng và mọi thứ xung quanh bạn bị đảo lộn.
2.2 Mất kiểm soát thăng bằng
Những người bị suy giảm khả năng giữ thăng bằng thường gặp các triệu chứng rối loạn tiền đình sau:
- Thường liếc xuống để xác minh xem mặt đất ở đâu.
- Hay vấp ngã, khó đi thẳng hoặc đi loạng choạng.
- Gặp khó khăn khi đứng thẳng; đầu có thể nghiêng sang một bên.
- Cảm thấy buồn nôn và choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột.
- Đau cơ và khớp (do khó giữ thăng bằng); di chuyển khó khăn trong bóng tối.
- Khi đứng, bạn thường phải dựa vào một vật gì đó hoặc ôm đầu khi ngồi.
2.3 Rối loạn thính giác
Các vấn đề về thính giác sau đây thường xuất hiện ở bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiền đình:
- Nhạy cảm với tiếng ồn lớn.
- Khả năng nghe kém hoặc bị đau tai, mất thính lực.
- Cảm thấy bị ù tai.
Một người mắc bệnh tiền đình có thể gặp vấn đề về tuần hoàn tai, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Do đó, bạn cần phải theo dõi cẩn thận các biểu hiện của bản thân để tránh bệnh trở nặng.
2.4 Rối loạn thị giác
Các triệu chứng rối loạn tiền đình liên quan đến thị lực bao gồm:
- Tăng chứng quáng gà, đi lại trong bóng tối khó khăn.
- Giảm khả năng tập trung, hay bị mỏi mắt, chóng mặt và khó nhìn.
- Nhạy cảm với ánh sáng, bao gồm ánh sáng chói, ánh sáng nhấp nháy, đặc biệt là đèn huỳnh quang.
- Có xu hướng chú ý vào những vật ở gần vì nhìn chằm chằm vào khoảng cách xa sẽ gây khó chịu cho mắt.
- Khi ở nơi đông đúc như tắc đường, đám đông hoặc trong khi chờ thanh toán tại các cửa hàng, bạn có thể bị nhức mắt.
2.5 Lo âu, dễ bị trầm cảm
Rất hiếm người nhận thức được rằng những bất thường về tiền đình có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng về thể chất và tâm lý, đặc biệt là lo lắng và trầm cảm. Thông thường họ sẽ có những triệu chứng rối loạn tiền đình:
- Hay buồn bã, phiền muộn.
- Giảm sự tự tin và tự chủ.
- Dễ bị hoảng loạn, lo lắng và tách ra khỏi xã hội.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời nếu cảm thấy không khỏe và đang gặp các vấn đề về tinh thần.
2.6 Tiền đình có nguy hiểm không?
Nói chung, các triệu chứng rối loạn tiền đình không đe dọa đến tính mạng ngay lập tức, nhưng chúng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nếu bệnh này không được chữa trị sớm, nó có thể để lại nhiều biến chứng phức tạp.
Vậy tiền đình có nguy hiểm không và hậu quả của nó là gì? Câu trả lời là có, tiền đình có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: trí nhớ sa sút, thị giác và thính giác bị suy giảm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và dễ gặp tai nạn, chấn thương.
3. Các bác sĩ khuyên làm gì khi bị rối loạn tiền đình?
Nếu thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng rối loạn tiền đình, chắc chắn bạn sẽ muốn biết nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình. Dưới đây là những cách để cải thiện tình trạng này:
3.1 Phục hồi chức năng
Các bài tập phối hợp giữa đầu, cơ thể và mắt được áp dụng trong trị liệu phục hồi chức năng tiền đình. Mục đích của các bài tập này là giúp rèn luyện não bộ nhận biết, kiểm soát và phối hợp các tín hiệu đến từ hệ thống tiền đình.
3.2 Rèn luyện thể thao
Để phục hồi triệu chứng rối loạn tiền đình, bác sĩ sẽ đưa ra những bài tập cụ thể phù hợp với từng bệnh nhân. Tập thể dục cũng làm giảm căng thẳng và tăng khả năng vận động để cải thiện lưu lượng máu lên não.
3.3 Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống khoa học là biện pháp làm gì khi bị rối loạn tiền đình hiệu quả và đơn giản nhất. Các nhóm thực phẩm tốt cho hệ thống tiền đình thường chứa các axit béo có chất chống viêm cần thiết, các vitamin như B2 và magie có lợi cho tế bào.
3.4 Sử dụng thuốc
Dù triệu chứng rối loạn tiền đình ở giai đoạn đầu, cấp tính (kéo dài đến 5 ngày), hay mãn tính (kéo dài liên tục) thì việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cũng khác nhau. Bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ để uống thuốc một cách hợp lý, tránh sử dụng thuốc bừa bãi.
3.5 Sử dụng ORIN Q10
ORIN Q10 được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên vô cùng lành tính và an toàn. Sản phẩm được dùng để hỗ trợ hoạt huyết bổ não, giúp bạn cải thiện được các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não gây ra và tăng cường chức năng tuần hoàn máu não. Dùng cho người mắc phải triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não: có hội chứng tiền đình, đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, mất ngủ, suy nhược thần kinh và chóng mặ.
3.6 Phẫu thuật
Làm gì khi bị rối loạn tiền đình quá nghiêm trọng? Phẫu thuật được các bác sĩ khuyến nghị khi các phương pháp điều trị nói trên không kiểm soát được tình trạng chóng mặt và các triệu chứng rối loạn tiền đình gây ra.
4. Món ăn trị rối loạn tiền đình
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra các món ăn trị rối loạn tiền đình nên có thực phẩm chứa nhiều vitamin B, C, kẽm, magie giúp chữa lành các dây thần kinh bị tổn thương. Còn thực phẩm giàu vitamin D giúp duy trì sự ổn định về cảm xúc.
Dưới đây là các món ăn trị rối loạn tiền đình bạn có thể tham khảo:
- Canh sườn non đinh lăng
- Óc heo hấp ngải cứu
- Canh óc heo mộc nhĩ
- Trứng gà hấp mật ong
- Gà ác hầm tam thất hạt sen
- Tổ yến chưng
- Chè long nhãn hạt sen
Trên đây là 5 triệu chứng rối loạn tiền đình bạn cần lưu ý cũng như các biện pháp làm gì khi bị rối loạn tiền đình. Hy vọng bạn thấy chúng hữu ích trong quá trình bảo vệ sức khỏe và không để căn bệnh này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Theo dõi ngay fanpage Phúc Lai Thành để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe của bạn nhé!