Có thể bạn đã biết rằng stress trong học tập thực sự cũng rất khắc nghiệt như stress trong công việc. Đặc biệt đối với trẻ em thì hậu quả của stress còn nặng nề hơn rất nhiều so với người trưởng thành. Qua bài viết sau, chúng ta sẽ cùng điểm qua 6 cách giảm stress cho học sinh mà phụ huynh nên nắm rõ.
I. Nguyên nhân gây stress ở học sinh
Có thể nói rằng nguyên nhân gây stress ở học sinh được tạo nên từ rất nhiều vấn đề khác nhau. Những vấn đề đó bao gồm:
- Kỳ vọng quá lớn đến từ bậc cha mẹ.
- Thường xuyên bị la mắng, đánh đập bởi cha mẹ.
- Bị so sánh với những học sinh khách bởi thầy cô, cha mẹ.
- Bạo lực học đường một cách thường xuyên.
- Mâu thuẫn, xung đột với bạn bè trên lớp.
- Cảm thấy tự ti về năng lực và điểm số của bản thân.
- Khối lượng kiến thức bài tập quá nhiều.
- Mất đi động lực học tập và phấn đấu.
- Sợ thi cử và cảm thấy áp lực về thành tích.
- Ăn uống không điều độ và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
II. Các dấu hiệu nhận biết stress trong học tập
Tùy theo cách đối xử của các bậc phụ huynh mà học sinh thường sẽ đối mặt và tìm ra cách giảm stress cho học sinh khác nhau. Đôi khi học sinh sẽ chủ động chia sẻ để cùng bố mẹ tìm ra hướng giải quyết. Tuy nhiên một số học sinh với tâm lý thiếu tự tin và sợ sệt sẽ có xu hướng ngại chia sẻ. Điều này khiến phụ huynh rất khó để nhận ra nguyên nhân và tìm ra cách giảm stress trong học tập. Một số dấu hiệu nhận biết dấu hiệu stress đối với học sinh bao gồm:
- Thường xuyên tỏ ra sợ sệt và rụt rè khi nói về chuyện học hành.
- Nói dối về điểm số và thành tích học tập trên lớp.
- Luôn luôn cảm thấy chán nản trong việc học.
- Ít nói và ngại chia sẻ các vấn đề với gia đình.
- Xuất hiện những vết thương, bầm tím và chảy máu trên da do bạo lực học đường.
- Ngại giao tiếp, tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa.
Tìm hiểu thêm về stress trong bài: Bật Mí Cho Bạn 8 Cách Giảm Stress Hiệu Quả
III. Hậu quả của stress trong học tập
Nếu phụ huynh không tìm ra cách giảm stress trong học tập cách phù hợp thì hậu quả của stress trong học tập sẽ kéo dài và dần chuyển biến theo chiều hướng cực kỳ tồi tệ. Không những thế với tâm lý non nớt và dại dột của trẻ em, rất nhiều học sinh đã tìm cách cực đoan nhất để tìm cách giảm stress trong học tập.
Có thể thấy rằng hậu quả của việc stress trong việc học tập không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bố mẹ không tìm hiểu được nguyên nhân gây stress, học sinh có thể đánh mất phương hướng và thành tích học tập có thể bị lao dốc không phanh. Ngoài ra, việc đánh mất động lực học tập cũng khiến học sinh đối mặt với một tương lai không hề khả quan, đặc biệt là trong các kỳ thi quan trọng.
IV. Cách giảm stress cho học sinh trong mùa thi hiệu quả
Khi mùa thi sắp đến thì đó cũng là lúc mà học sinh phải đối mặt với vô số áp lực. Đó cũng là thời điểm mà học sinh dễ rơi vào tình trạng stress trong học tập nhất. Chính vì thế mà phụ huynh nên nắm rõ những cách giảm stress cho học sinh sau đây để hỗ trợ kịp thời:
- Chia sẻ và thấu hiểu: Việc chia sẻ và thấu hiểu sẽ là cách giảm stress trong học tập hiệu quả nhất cho học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và bớt đi những áp lực phải gánh chịu.
- Tiếp thu vấn đề: Hãy hỏi học sinh về những vấn đề mà chúng gặp phải để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Thay vì chỉ trích và răn đe con cái, phụ huynh nên cảm thấy thấu hiểu và tìm ra phương hướng cách giảm stress cho học sinh.
- Cung cấp chế độ ăn thích hợp: Chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ sẽ giúp học sinh có đủ năng lượng và sức lực để duy trì học tập.
- Để học sinh có thời gian giải trí: Có rất nhiều phụ huynh cấm túc con em đối với các thú vui giải trí thông thường khiến học sinh cảm thấy bứt rứt và mất tự do. Chính vì vậy đôi khi phụ huynh cũng nên để học sinh làm những gì mình thích nhằm cải thiện tinh thần.
- Làm rõ nhận thức: Một số học sinh có thể không nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Đây cũng là nguyên nhân gây stress ở học sinh phổ biến nhất vì họ không biết bản thân đang học tập vì điều gì. Chính vì thế mà bậc phụ huynh nên giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học và chỉ ra định hướng rõ ràng.
- Chấp nhận thực tế: Đôi khi phụ huynh nên chấp nhận rằng học sinh không thể trở nên giỏi hơn. Tuy nhiên thay vì trách móc và so sánh, phụ huynh nên cảm thấy tự hào về con cái của mình và giúp chúng tối đa hóa những điểm mạnh khác của bản thân.
Bài viết trên đã chỉ ra những cách giảm stress cho học sinh mà phụ huynh cần nắm rõ. Qua đó thể thấy rằng đôi khi cách dạy nghiêm khắc và răn đe lại khiến học sinh trở nên tự ti và rụt rè hơn rất nhiều. Bên cạnh đó thì sự quan tâm và thấu hiểu của cha mẹ chính là cách giảm stress về vấn đề học tập hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi fanpage của Phúc Lai Thành để có thể cập nhập những tin tức mới nhất nhé.