Đờm là chất dịch tiết ở đường hô hấp có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, và các chất độc vào đường hô hấp. Chất này tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, hốc mũi… là hậu quả cho các bệnh về đường hô hấp.
Ho đờm là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Nếu triệu chứng kéo dài trên 3 tuần thì được gọi là mãn tính. Ho đờm thường xuất phát từ nguyên nhân lành tính nhưng nếu không điều trị đúng cách và đúng thời gian sử dụng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Gây ra nhiều bệnh hô hấp như sau:
‐ Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: gây khó thở vì đường thở hẹp, ho đờm lâu ngày gây ra tình trạng tắc nghẽn và sẽ khiến khó thở, tức ngực vào buổi sáng.
‐ Bệnh lao phổi: là nguyên nhân gây ho đờm lâu ngày và đôi khi ho có lẫn máu, đau ngực, khó thở. Nếu tình trạng kéo dài trở nặng sẽ gây ra các biến chứng phổi, không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong.
‐ Bệnh giãn phế quản thể ướt: gây ho đờm lâu ngày khiến người bệnh thường xuyên khạc nhổ.
Ngoài ra, ho đờm cấp tính thường xảy ra ở người lớn tuổi trong các trường hợp cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang.
Nguyên nhân dẫn đến ho khan
Ho khan là tình trạng ho không đờm, bệnh liên quan đến thanh quản, viêm tai. Tình trạng ho khan kéo dài có thể do ung thư phế quản, hút thuốc lá lâu năm. Ngoài ra còn liên quan các bệnh lý về phổi như xơ phổi, phù phổi bán cấp, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi,…
Ho kéo dài vào ban ngày, ban đêm chỉ ho khan không có dấu hiệu của cảm cúm hay viêm họng, tuy nhiên khi ngủ trưa hoặc ban đêm lại bị ho, ngứa họng và ho dai dẳng liên tục. Tình trạng ho về đêm ở người lớn có thể do các yếu tố sau đây tác động:
‐ Hen suyễn: Hầu hết bệnh nhân bị bệnh hen suyễn có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan kéo dài. Những triệu chứng của bệnh hen suyễn xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào các hoạt động và yếu tố bên ngoài tác động. Đặc biệt, những triệu chứng này đầu tiên thường là ho và thở rít, triệu chứng thường tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc khi gặp lạnh.
‐ Viêm xoang: Khi bị viêm xoang, các xoang bị tắc gây ngạt mũi, các chất nhầy từ xoang chảy xuống mặt sau của cổ họng. Vào ban ngày các dịch nhầy này được xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa, nhưng về ban đêm dịch nhầy rất dễ bị ứ lại nơi cổ họng và gây ho.
‐ Trào ngược axit trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hay còn gọi là GERD) cũng gây ho khan kéo dài. Khi nằm xuống, axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, tràn qua phổi, dẫn đến ho khan liên tục.
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-nao-khi-bi-ho-co-dom-lau-ngay-khong-khoi/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/ho-khan-keo-dai-canh-bao-benh-gi/