Bệnh lý giãn não thất thường xuất hiện ở trẻ từ trong quá trình là thai nhi, đến sơ sinh và trẻ nhỏ, có khả năng làm rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể nếu không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy tình trạng bệnh này như nào cùng Phúc Lai Thành tìm hiểu dưới đây:
1. Giãn não thất là gì?
Giãn não thất còn gọi là não úng thủy, tình trạng não bị tràn dịch do sản xuất và hấp thụ không có sự cân xứng. Buồng não thất gồm buồng trái và buồng phải, dịch đi qua hai buồng và được hấp thụ trở lại hệ tuần hoàn tĩnh mạch.
Sự tắc nghẽn lưu thông và cản trở tái hấp thụ dịch não thất thường là nguyên do của tràn dịch não. Hai thể của giãn não thất là tràn dịch trong não và ngoài não.
Tràn dịch não trong thường do có khối u chèn ép tại đó hoặc tắc ống sylvius do biến chứng của nhiễm khuẩn. Giãn não thất ngoài biến chứng viêm màng não hoặc do biến chứng xuất huyết.
Giãn não thất được chia thành 3 dạng: trái, phải và 2 bên. Triệu chứng biểu hiện của bệnh lý này kích thước sọ phát triển, thóp trước và các đường khớp giãn rộng.
Đối tượng thường mắc tràn dịch não: Tràn dịch não có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp là giãn não thất ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện từ giai đoạn 3 của thai kỳ. Giãn não thất bẩm sinh và trẻ nhỏ là như nào cùng Phúc Lai Thành tìm hiểu sâu hơn tại phần tiếp theo.
2. Giãn não thất ở thai nhi
Tình trạng này được chẩn đoán qua siêu âm đo khoang não và phân thành mức độ nặng và nhẹ. Mức độ nhẹ sẽ ổn định bình thường vào cuối thai kỳ, tùy theo mức độ giãn não thất và điều trị sau sinh, còn giãn não thất ở thai nhi nặng sẽ có chỉ định từ bác sĩ về việc đình chỉ thai kỳ.
Các mẹ có thể thực hiện siêu âm thai, MRI thai, các phương pháp hình ảnh y học khác để xác định được tình trạng thai có bị giãn não thất ở thai nhi không.
Điều trị bệnh lý này ở thai nhi dựa vào việc tìm ra nguyên nhân cụ thể và tình trạng thai kỳ, theo dõi và can thiệp y tế kịp thời để giảm áp lực và các triệu chứng liên quan, cần luôn được sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
3. Giãn não thất bẩm sinh
Trẻ bị giãn não thất bẩm sinh là việc trẻ vừa sinh ra đã được chẩn đoán bị tràn dịch não, tình trạng bệnh được phát hiện ở cuối thai kỳ. Một bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ.
Giãn não thất bẩm sinh được chẩn đoán mức độ nặng nhẹ dựa vào lượng dịch đo trong khoang não trẻ khi ở trong bụng mẹ, trung bình là khoảng dưới 10mm. Và ngược lại lượng dịch trên 10mm là thai nhi bị não úng thủy (>10mm là mức nhẹ, >20mm là mức nặng).
Đối với mức độ giãn não thất bẩm sinh nặng cần điều trị một số phương pháp như cấp cứu, phẫu thuật, điều trị hỗ trợ từ dinh dưỡng, và phục hồi chức năng, điều trị bổ sung nếu cần.
4. Triệu chứng giãn não thất ở trẻ sơ sinh
Thường có các triệu chứng như:
- Kích thước đầu thay đổi lớn hơn bất thường, sờ thấy thóp ở đầu phồng không bình thường
- Trẻ sơ sinh hay nôn
- Ngủ nhiều
- Hay khóc thét
- Có triệu chứng co giật
- Biểu hiện phản xạ chậm
Giãn não thất ở trẻ sơ sinh có thể được chẩn đoán và theo dõi bằng cách siêu âm não, cắt lớp CT, hoặc hình ảnh từ MRI. Điều trị bệnh lý này phải dựa trên nguyên nhân cụ thể và các triệu chứng liên quan. Cần được sự chẩn đoán và hướng dẫn từ chuyên khoa.
5. Phòng và điều trị bệnh
- Đối với thai phụ: Chăm sóc thai kỳ, kiểm tra định kỳ theo lịch trịch đề nghị của bác sĩ
- Tiêm chủng và sàng lọc được đề nghị cho độ tuổi và giới tính, ngăn ngừa và điều trị sớm các bệnh nhiễm trùng và các bệnh liên quan có khả năng dẫn đến úng thủy não.
- Bảo vệ phần đầu, tránh các chấn thương trong các hoạt động
- Điều trị não úng thủy từ thai kỳ: mẹ siêu âm và thăm định kỳ để nắm tình trạng thai. Nếu bị nhẹ cần theo dõi, bị nặng phải chấp nhận bỏ thai.
- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đặt hệ thống thoát nước, gọi là shunt
- Phẫu thuật nội soi thất thứ ba
Bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin về bệnh giãn não thất ở trẻ sơ sinh và bẩm sinh. Một bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nên các bố mẹ cần lưu ý.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm bổ trợ não như Hoạt huyết VIDIPHA
Xem thêm: Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Theo dõi Phúc Lai Thành để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.