Bất kì ai cũng có thể mắc phải bệnh lý về dạ dày không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Vậy nên để bảo vệ niêm mạc dạ dày hãy sử dụng ngay Nopagel. Sản phẩm được dùng giảm tiết acid dịch vị, giảm viêm loét dạ dày tá tràng, bảo vệ dạ dày hiệu quả.
1. Dạ dày và các bệnh liên quan đến dạ dày.
1.1. Dạ dày là gì?
Hệ tiêu hóa gồm dạ dày, thực quản, ruột non (hỗng tràng, tá tràng, hồi tràng), đại tràng (ruột già), trực tràng và cuối cùng là hậu môn. Ngoài ra, hệ tiêu hóa còn có một số cơ quan không thể tách rời khác như: túi mật, gan và tuyến tụy.
Trong đó dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ tiêu hóa, là bộ phận nằm giữa ruột non và phần đầu của thực quản, tá tràng. Có thể nói dạ dày là bộ phận tiêu hóa lớn nhất có vai trò chứa đựng và tiêu hóa các loại thực phẩm.
Theo như hình chụp X-quang, thì thông thương dạ dày sẽ hình dạng như móc câu hoặc sừng bò, nhìn tổng thể sẽ giống chữ J. Tuy nhiên theo sự thay đổi của dung lượng của thức ăn và thể vị, vị trí và hình dáng của dạ dày cũng sẽ có sự biến đổi.
1.2. Vai trò của dạ dày đối với cơ thể
Tuy mỗi một bộ phận của hệ tiêu hóa đều có một có chức năng và cơ chế hoạt động riêng biệt. Nhưng lại chúng lại có một mối liên quan mật thiết và phối hợp chặt chẽ với nhau, để có thể đảm bảo nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể.
Dạ dày đóng vai trò chủ đạo trong hệ tiêu hóa vì dạ dày có chức năng và vị trí vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ và chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dạ dày gồm có 3 chức năng chính:
- Lưu trữ thức ăn tạm thời
- Co bóp nhào trộn cho thức ăn được thấm acid dịch vị
- Sản xuất enzyme tiêu hóa trong dịch vị để chuyển hóa thức ăn.
1.3.Các bệnh về dạ dày thường gặp
1.3.1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày chính là bệnh lý gây ra tình trạng viêm và loét ở vùng niêm mạc dạ dày (thường sẽ cùng với tá tràng). Lớp niêm mạc (lớp màng được lót bên trong cùng dạ dày) bị tổn thương khiến cho các lớp ở bên dưới thành dạ dày bị lộ ra đồng thời khiến cho dạ dày bị bào mòn.
Tùy vị trí từng vị trí bị viêm loét của dạ dày, bệnh lý sẽ được chẩn đoán với những tên gọi khác như: loét hang vị, viêm dạ dày, loét tiền môn vị, viêm tâm vị, viêm loét tá tràng…
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng cụ thể như: sử dụng quá nhiều bia, rượu, nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori); do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các sản phẩm thuốc tây; căng thẳng, chế độ sinh hoạt thất thường, ăn cay, nóng nhiều,…
Các dấu hiệu viêm loét dạ dày thường gặp đó là: đau cơn hoặc đau âm ỉ, đau tức ở vùng thượng vị, ợ chua, đầy hơi, nóng rát, người xanh xao, chán ăn, buồn nôn, khi đại tiện phân màu đen, có mùi khó chịu,… Những dấu hiệu viêm loét dạ dày rất dễ gây ra nhầm lẫn với căn bệnh đau dạ dày.
Vậy nên khi gặp những triệu chứng trên người bệnh hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể nhé.
1.3.2. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng của căn bệnh viêm loét dạ dày tá trong một thời gian dài không được chữa trị gây ra. Căn bệnh này có thể gây ra nguy cơ tử vong khi cơ thể mất máu quá nhiều. Các triệu chứng thường gặp của xuất huyết dạ dày có các là: đau vùng thượng vị, nôn ra máu ,da xanh, vã mồ hôi và khi đại tiện phân có màu đen,…
1.3.3. Ung thư dạ dày
Các dấu hiệu ở giai đoạn đầu ung thư dạ dày thường không xuất hiện rõ ràng. Đa phần khi các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể bệnh mới được phát hiện.
Đặc biệt là những người đã có tiền sử bị mắc các bệnh liên quan tới cơ quan dạ dày, cần phải thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, để tránh tình trạng bệnh biến chứng trở thành ung thư.
Ung thư dạ dày có một số dấu hiệu gồm: đau bụng, sụt cân, đầy bụng sau khi ăn, chán ăn, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân màu đen.
1.3.4. Viêm hang vị dịch dạ dày
Viêm hang vị dạ dày là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Viêm hang vị thường có dấu hiệu đau ở vùng trên rốn. Tùy mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà cơn đau sẽ có biểu hiện âm ỉ hoặc dữ dội khác nhau trong một khoảng thời gian dài.
Theo như các nghiên cứu gần đây thì tỷ lệ người trẻ tuổi bị mắc bệnh viêm hang vị ngày càng có xu hướng tăng lên, thậm chí bệnh viêm hang vị còn xuất hiện ở cả trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như là xuất huyết dạ dày, loét dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày.
2. Giới thiệu chung về thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày Nopagel
Được dùng hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày; hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày tá tràng.
Sản phẩm được thiết kế, đóng gói dạng dịch, tiện dụng, dễ uống. Sản phẩm được đóng ống/chai nhựa PVC/PET, thủy tinh, túi nhôm/nhôm ghép giấy sau đó để trong hộp giấy, chất liệu bao bì đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Nopagel có chiết xuất từ thiên nhiên nên lành tính và an toàn.
Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nopagel đã được Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) cấp phép Số 1849/2021/ĐKSP ngày 03/03/2021
3. Thành phần có trong Nopagel giảm tiết acid dịch vị
Trong 1 viên 10 ml có chứa:
- Mật ong: 500 mg
- Nhôm hydroxyd: 250 mg
- 205 mg cao khô chiết xuất (tỷ lệ chiết xuất 1:10) tương đương thảo mộc thô:
- Chè dây: 400 mg
- Lá khôi: 300 mg
- Bạch truật: 300 mg
- Tam thất bắc: 200 mg
- Trần bì: 200 mg
- Nghệ đen: 200 mg
- Dạ cẩm: 200 mg
- Mộc hương: 150 mg
- Cam thảo: 100 mg
- Magie hydroxyd: 200 mg
- Bột Mai mực (Bột ô tặc cốt): 200 mg
- Natri bicacbonat: 50 mg
- Nano curcumin 10%: 50 mg
- Simethicon: 30 mg
- GABA: 30 mg
4. Công dụng của các thành phần có trong Nopagel
4.1. Mật ong
Mật ong có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc: chữa đau dạ dày, làm lành vết viêm loét dạ dày tá tràng, làm lành tổn thương bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Trong mật ong chứa rất là nhiều các loại thành phần có trí trị dinh dưỡng cao, có công dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo collagen. Từ đó, thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào niêm mạc mới, làm lành các vết viêm loét dạ dày tá tràng. Đồng thời giúp ngăn chặn hiện tượng xuất huyết ở dạ dày.
Mật ong có tính khử trùng, kháng khuẩn cao giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại ở dạ dày. Ngoài ra mật ong còn có độ kết dính cao, vậy nên khi dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ trở thành rào cản, cản trở hiện tượng trào ngược acid dạ dày, giảm tiết acid dịch vị.
4.2. Chè dây
Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensi, có vị ngọt tính mát. Có tác dụng giúp tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, vẫn thường được dùng để điều trị các căn bệnh như viêm loét dạ dày, vị thống, hành tá tràng…
4.3. Lá khôi
Lá khôi có tên khoa học là Ardisia silvestris Pitard, Lá khôi có tính hàn, vị chua và được quy vào kinh tỳ, vị. Lá khôi có tác dụng tiêu độc, loại bỏ độc tố tích tụ, thanh mát cơ thể, bình can, giảm can khí uất, chữa đau dạ dày. Cụ thể về dạ dày, lá khôi làm giảm quá trình tiết axit trong dạ dày; ức chế, tiêu diệt vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày từ đó hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng.
4.4. Bạch truật
Bạch truật tên khoa học là Atractylodes macrocephala, có vị ngọt đắng, tính ấm, quy kinh tỳ, vị. Có công năng bổ tỳ, ích vị, táo thấp, hòa trung. Thành phần này có công dụng giảm tiết acid dịch vị, giảm loét dạ dày.
4.5. Tam thất bắc
Tam thất bắc (Panax notoginseng) có tính ôn, vị đắng, ngọt nhẹ, vào kinh can, tâm, vị, phế và đại tràng. Có công dụng trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
4.6. Trần bì
Trần bì tên (Citrus reticulata Blanco) có tính ôn, vị cay đắng, quy kinh can, phế, tỳ và vị. Chủ trị tỳ vị khí hư, khí trệ và đầy bụng không tiêu.
4.7. Nghệ đen
Nghệ đen tên khoa học là Cucurma Caesia, có tính ấm, vị cay, đắng, không có độc, quy kinh can, phế, tỳ. Trong nghệ đen chứa nhiều curcumin, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
4.8. Dạ cẩm
Dạ cẩm có tên khoa học là Hedyotis capitellata Wall, có tính bình, vị ngọt hơi đắng. Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, được dùng để giảm đau dạ dày.
4.9. Mộc hương
Mộc hương có tên khoa học Sausurea lappa Clarke, có vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh: quy vào kinh phế, can, tỳ. Công năng chỉ thống, hành khí, kiện tỳ. Mộc hương có tác dụng chữa các cơn đau đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, ngực bụng đầy chướng, đi ngoài phân lỏng.
4.10. Cam thảo
Cam thảo có tên khoa học Glycyrrhiza uralensis, có tính bình và vị ngọt, quy kinh tỳ vị, tâm và phế. Cam thảo có công dụng chữa trị các dấu hiệu viêm loét dạ dày. Trong rễ cam thảo có các coạt chất có khả năng chống oxy hóa là glabrene và glabridin giúp giảm đau và làm lành viêm loét dạ dày tá tràng nhanh chóng, làm giảm nhanh triệu do đau dạ gày gây ra như: ợ nóng, buồn nôn,… Bên cạch đó chiết xuất từ cây cam thảo còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày (Helicobacter pylori).
4.11. Bột Mai mực (Bột ô tặc cốt)
Bột Mai mực có tên dược liệu là ô tặc cốt, Os sepiae seu sepiellae, có vị mặn, tính ôn, quy kinh can, thận, vị. Ô tặc cốt chứa canxi cacbonat trung hòa axit dạ dày và giảm các triệu chứng ợ nóng, loét mà còn thúc đẩy, cầm máu, giảm đau tại chỗ.. Ngoài ra, ô tăc cốt còn có tác dụng ức chế kháng cholinergic tiết axit dạ dày.
4.12. Nhôm hydroxyd
Là muối vô cơ vẫn thường được sử dụng để làm thành phần trong các loại thuốc kháng acid. Nhôm hydroxide có tác dụng giảm tiết acid dịch vị có trong dạ dày đồng thời làm giảm dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng như ợ chua, ợ nóng hoặc trào ngược thực quản – dạ dày và đầy bụng.
4.13. Magie hydroxyd
Do nhôm hydroxyd hay gây ra tình trạng táo bón, nên thường được sử dụng cùng chất kháng acid magie hydroxyd, giúp nhuận tràng.
4.14. Natri bicarbonat
Natri bicarbonat là một chất chống acid, làm giảm độ acid ở dạ dày.
4.15. Curcumin nano
Theo như các nghiên cứu curcumin nano đã được ghi nhận là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng viêm loét ở dạ dày. Curcumin có khả năng làm giảm các yếu gây hại ở dạ dày: làm giảm tiết acid dịch vị và pepsin,…
Ngoài ra curcumin còn góp phần bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách: tăng nitric oxid trong dịch nhầy, tăng nồng độ chất nhầy. Giúp chống viêm, và phục hồi các vết viêm loét thương tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
4.16. Simethicon
Simethicone có công dụng chống tạo bọt, nhờ đó hạn chế tình trạng đầy hơi. Không chỉ vậy, Simethicone còn có công dụng chống lại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày (Helicobacter pylori).
4.17. GABA
GABA một loại chất dẫn có khả năng truyền thần kinh gây ức chế hệ thần kinh, giảm thiểu tình trạng lo âu, căng thẳng. Trong khi đó căng thẳng và stress là một trong các yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng đau dạ dày, tá tràng. Xem thêm sản phẩm: An thần VIDIPHA
5. Hướng dẫn sử dụng Nopagel
Công dụng: Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm tiết acid dịch vị, giảm tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
Đối tượng sử dụng: Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng với biểu hiện: đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày.
Cách dùng:
Uống Nopagel trước khi ăn khoảng 30 phút hoặc uống sau khi ăn 1 giờ.
- Trẻ em trên 7 tuổi đến 12 tuổi: Uống 10 ml/lần, ngày 2 lần.
- Trẻ em từ 12 tuổi và người lớn: Uống 10 ml/lần, ngày 2-3 lần.
Sử dụng liên tục trong vòng 3-6 tháng để có được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
- Không sử dụng sản phẩm cho người dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nopagel này không phải là thuốc, đồng thời không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bảo quản: Bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp.
Tên cơ sở sản xuất sản phẩm:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NAPHARCO: Đường D1, Khu Công Nghiệp Yên Mỹ II, Thị Trấn Yên Mỹ, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.
Hy vọng những chia sẻ trên của Phúc Lai Thành đã giúp bạn hiểu hơn về cơ quan dạ dày và sản phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày Nopagel. Đừng quên theo dõi fanpage của Phúc Lai Thành để cập nhập thêm những tin tức về sức khỏe và sản phẩm mới nhất nhé!
Reviews
There are no reviews yet.