Chấn thương sọ não đang là mối đe dọa hàng đầu với mỗi người khi những tai nạn giao thông, tại nạn lao động gia tăng hàng ngày tại Việt Nam. Để cấp cứu có hiệu quả các trường hợp sọ não cần sự phối hợp giữa tất cả các khâu, đặc biệt là khâu sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Phúc Lai Thành tìm hiểu cách sơ cứu ban đầu cũng như cách chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não khoa học nhất.
1. Chấn thương sọ não là gì? Chấn thương sọ não có nguy hiểm không?
Chấn thương sọ não là cách gọi chung cho tất cả những trường hợp chịu tác dụng một lực trực tiếp, gián tiếp vào khu vực xương sọ não hoặc mô não bên trong gây những ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.
Để hiểu rõ hơn về chấn thương sọ não cũng như các cách sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não cho các trường hợp riêng biệt, các chuyên gia chia ra làm 3 loại chấn thương sọ não như sau:
Chấn thương sọ não mức độ nhẹ (mBTI )
Đây là loại chấn thương thường gặp khi đầu bị va đập hoặc bị rung mạnh mà không gây tổn thương cấu trúc não. Các triệu chứng thường bao gồm đau đầu, buồn nôn, mất trí nhớ tạm thời và mất thăng bằng. Chấn thương đầu nhẹ thường tự lành mà không cần phẫu thuật nghiêm trọng.
Chấn thương sọ não mức độ trung bình
Loại chấn thương này nghiêm trọng hơn mBTI và có thể gây tổn thương cấu trúc sọ và các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Những người bị chấn thương có thể bị mất trí nhớ kéo dài, đau đầu dữ dội, buồn nôn, mất thăng bằng và các vấn đề về tâm trạng. Khi chịu tổn thương, nên được sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não trước và được hỗ trợ di chuyển đến cơ sở y tế.
Chấn thương sọ não nặng:
Đây là loại chấn thương nghiêm trọng nhất và có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc não, gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng của chấn thương này có thể bao gồm mất ý thức kéo dài, tổn thương thần kinh nghiêm trọng và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và hoạt động của người bị thương. Chấn thương đầu nặng thường cần được điều trị và theo dõi tại bệnh viện, và để chữa trị hiệu quả hơn, thì bước sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não ngay khi gặp tai nạn với mức độ này là hết sức quan trọng.
1.1. Chấn thương sọ não chảy máu tai có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não chảy máu tai là do vỡ xương đá nằm sâu trong hộp sọ, đây là một dạng chấn thương kín hết sức nguy hiểm.
Chấn thương sọ não chảy máu tai có thể gặp khi chịu tác động của lực từ tai nạn giao thông, bị ngã, đập đầu vào tường, hoặc bị đánh mạnh vào vùng thùy chẩm, vùng thái dương.
Chấn thương sọ não chảy máu tai có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Chấn thương sọ não chảy máu tai rất nguy hiểm vì dễ để lại các biến chứng của tai và gây ra nhiều hệ lụy liên quan như: viêm màng não (sau thời gian dài) bởi đường vỡ xương đá chỉ không thể tái tạo lại mà chỉ có thể hàn lại.
Giai đoạn sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não chảy máu tai rất quan trọng. Bạn nên kiểm tra phần máu chảy từ phía tai, cầm máu nhưng cần tránh tuyệt đối gây tổn thương tại đây, đặt bệnh nhân nằm ngửa và tránh tác động lực vào khu vực đầu. Hãy sớm liên lạc đến các cơ sở y tế để di chuyển bệnh nhân chấn thương sọ não chảy máu tai sớm nhất có thể.
2. Cách sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não
Việc sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não và chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não rất quan trọng, bởi vì đây là 2 giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống sót và hiệu quả chữa trị của các bước còn lại.
Chấn thương sọ não là có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng với não bộ, việc sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não đúng cách giúp cho bệnh nhân giảm những nguy cơ tổn thương nghiêm trọng và cải thiện khả năng phục hồi.
2.1. Lưu ý khi sơ cứu người bệnh chấn thương sọ não
Một số lưu ý cần biết khi sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não:
Kiểm tra tình trạng bệnh nhân: Hãy xác định bệnh nhân còn tỉnh táo hay không. Hỏi họ cảm thấy thế nào và liệu họ có thể nói như vậy không. Nếu họ bất tỉnh, hãy cấp cứu ngay lập tức để sớm đưa họ đến cơ sở y tế.
Giữ cố định trạng thái của người bệnh để hạn chế tác động đến khu vực chấn thương: Không di chuyển bệnh nhân trừ khi cần thiết, vì việc di chuyển có thể làm tăng nguy cơ chấn thương thêm. Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hãy nói chuyện với họ để giữ cho họ tỉnh táo và bình tĩnh.
Cầm máu đúng cách: Nếu bị chảy máu do chấn thương ở đầu, hãy cố gắng cầm máu bằng cách ấn nhẹ bằng băng sạch hoặc vật liệu sạch khác. Không dùng lực quá mạnh tác động xấu đến khu vực bị tổn thương.
3. Cách chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não
Bên cạnh cách sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não thì quá trình chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não cũng hết sức quan trọng, giúp quá trình điều trị được cải thiện hơn nhiều.
Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý khi chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não:
- Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não được chia thành các giai đoạn: chăm sóc trước mổ, chăm sóc sau mổ, giai đoạn tổng quát và giai đoạn phục hồi. Hãy nghe theo các chỉ dẫn của bác sĩ với mỗi giai đoạn để mang theo hiệu quả tốt nhất, cách chăm sóc cũng khác nhau ở các thời điểm khác nhau.
- Kết hợp các chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động khoa học theo liệu trình của bác sĩ. Kết hợp các sản phẩm chức năng hỗ trợ Hoạt huyết Vidipha tăng tuần hoàn máu não chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não.
Xem thêm: dấu hiệu của bệnh u não
Trên đây là toàn bộ những lưu ý về cách sơ cứu bệnh nhân chấn thương sọ não cũng như các cách chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não được hỗ trợ tư vấn bởi các chuyên gia. Nếu như có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp với Phúc Lai Thành để được hỗ trợ trực tiếp.