Viêm Thanh Quản Cấp Ở Trẻ Em: Căn Bệnh Nguy Hiểm

Thời tiết thay đổi dễ gây nên tình trạng viêm thanh quản cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp, đặc biệt thời điểm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm họng thanh quản cấp bùng phát. Cùng Phúc Lai Thành tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này.

1. Bệnh viêm thanh quản cấp là gì

viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Bệnh viêm thanh quản cấp là gì

Bệnh viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm nhiễm của dây thanh quản, niêm mạc của thanh quản bị sưng. Bệnh lý viêm cấp tại niêm mạc màng nhầy thanh quản xảy ra ở trẻ em mức độ nặng gây nguy hiểm tính mạng nếu không xử lý kịp thời. 

 Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp ở trẻ em

  • Nhiễm trùng virus: Các virus, như virus cảm lạnh hoặc virus cúm, thường là nguyên nhân gây ra viêm họng thanh quản cấp ở trẻ em.
  • Viêm nhiễm do vi khuẩn: Một số trường hợp viêm họng thanh quản cấp ở trẻ em có thể do vi khuẩn gây nhiễm trùng, và trong trường hợp này, có thể cần sử dụng kháng sinh.

Triệu chứng viêm họng thanh quản cấp

  • Đau họng: Trẻ cảm thấy đau họng, đặc biệt khi nói, khó nuốt
  • Ngứa cổ họng
  • Sưng nướu, viêm nhiễm và đỏ ở cổ họng
  • Sốt
  • Cảm giác khó thở: Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường
  • Ho khô hoặc ho có đờm
  • Mệt mỏi: Biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm thanh quản cấp ở trẻ em 

viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm thanh quản cấp ở trẻ em

2.1 Bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em nên ăn gì

Chế độ ăn cho trẻ bị viêm thanh quản rất quan trọng, do tình trạng cổ họng đang bị đau rát nên sẽ khó trong việc ăn uống, nên cần cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, soup. Nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất để tăng sức đề kháng chống lại virus trong cơ thể.

Chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, nước trái cây, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, C,…giúp chất nhờn của dây thanh quản hoạt động tốt hơn. 

2.2 Bệnh viêm thanh quản cấp kiêng ăn gì

Viêm thanh quản cấp ở tại trẻ em cần chú ý đến các thực phẩm cần cân nhắc tránh ăn để không làm cho tình trạng thêm nặng. Cùng ghi chú lại các thực phẩm mà viêm thanh quản cấp kiêng ăn gì tại đây:

  • Tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, cứng và xơ, hoặc thức ăn quá gắt có thể kích thích cổ họng.
  • Tránh nước đá hoặc nước quá lạnh có thể kích thích cổ họng.
  • Hạn chế dùng sữa và các sản phẩm sữa: Một số sản phẩm về sữa có thể làm tăng tiết dịch dẫn đến có đờm

Khi mắc viêm thanh quản cấp ở  trẻ em cần lắng nghe cơ thể để biết trẻ bị viêm thanh quản cấp kiêng ăn gì vì mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau với thực phẩm. Hãy tuân theo hướng dẫn và khuyến nghị của bác sĩ để có một chế độ ăn giúp việc điều trị viêm thanh quản cấp tốt nhất. 

3. Một số phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp

  • Nghỉ ngơi: Điều trị viêm thanh quản cấp cần cho trẻ nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục và tăng cường hệ miễn dịch. Hãy đảm bảo trẻ được giữ ấm và thoải mái.
  • Uống nhiều nước: Viêm họng thanh quản cấp gây sốt và mất nước nên cần đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ nước để duy trì độ ẩm cho cổ họng và giảm triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm: Điều trị viêm thanh quản cấp bằng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đối với trẻ em thì tránh sử dụng thuốc có chứa aspirin ở trẻ. 
  • Sử dụng nước muối ấm súc miệng và họng: Giúp làm sạch và làm dịu cổ họng của trẻ.
  • Viêm thanh quản cấp ở trẻ em do vi khuẩn: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu cần. Khi đó cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế nói: Nhắc nhở trẻ hạn chế nói, không hát, hét, nói to tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích cổ họng như khói thuốc lá.

Nếu triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, hoặc nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe của trẻ, hãy thăm khám bác sĩ để được chuẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra điều trị chính xác. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cụ thể của viêm thanh quản cấp ở tại trẻ em và đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp.

4. Biện pháp phòng bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em

  • Giữ ấm cho trẻ: Tránh để trẻ tiếp xúc với lạnh và gió lạnh 
  • Vệ sinh thường xuyên: Rửa tay thường xuyên để ngăn tránh nhiễm trùng và lây truyền viêm thanh quản. 
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh
  • Uống nhiều nước
  • Chăm sóc sức đề kháng của trẻ: Có một chế độ ăn uống cân đối vận động thường xuyên để tăng đề kháng chống lại bệnh.
  • Tiêm chủng ngừa cúm
  • Tránh xa khói thuốc

Trẻ dễ bị mắc viêm thanh quản cấp nên cần tuân thủ các biện pháp bệnh có thể giúp giảm nguy cơ và làm cho trẻ có sức đề kháng tốt hơn trước bệnh tật. 

Bài viết đã tổng hợp thông tin về bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em và viêm thanh quản cấp kiêng ăn gì. Nếu trẻ có biểu hiện bệnh cần có sự thăm khám từ bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đã đón đọc, chúc bạn nhiều sức khỏe.

Theo dõi Phúc Lai Thành để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0704.997.997